Một Số Lưu Ý Đối Với Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm Cột Sống Thắt Lưng

1. CÁC TƯ THẾ CẦN TRÁNH ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

Tư thế đứng

Tư thế ngồi

Tư thế nâng vật nặng đúng cách

2. CHẾ ĐỘ ĂN BỆNH NHÂN THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

2.1. Các thực phẩm nên ăn

  • Thực phẩm chứa nhiều canxi: sữa, các loại cá, rau xanh có mầm đậu, hạnh nhân, đậu phụ …
  • Thực phẩm giàu protein: đậu nành, đậu hà lan, bơ, bông cải xanh.
  • Thực phẩm giàu chất xơ: các loại trái cây, rau củ.
  • Thực phẩm chứa nhiều Omega – 3: cá ngừ, hạt óc chó, các loại rau có màu xanh đậm.

2.2. Các thực phẩm nên tránh

  • Kiêng chất béo: đồ ăn nhanh, thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ.
  • Kiêng rượu, bia và các chất kích thích.
  • Hạn chế thức ăn cay, nóng.

3. CÁCH PHÒNG NGỪA THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM VÀ BẢO VỆ CỘT SỐNG

- Tập thể dục đều đặn, các bài tập: thái cực quyền, bơi lội, yoga, đi bộ… tăng cường sự dẻo dai cho khớp. Tuy nhiên, không phải bài tập nào cũng phù hợp, nếu bạn bị thoát vị đĩa đệm ở lưng thì nên tham khảo bài viết sau: 

- Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý

- Ngồi làm việc giữ thẳng lưng, sau khoảng 1 – 2 giờ phải đứng dậy đi lại, tập vài động tác nhẹ, tránh ngồi lì và không vận động.

- Không mang vác, nâng vật quá sức

- Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý

- Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần

4. BÀI TẬP MCKENZIE CHO NGƯỜI THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

Các bài tập McKenzie được hình thành khi Robin McKenzie nhận thấy bệnh nhân của ông giảm đau rõ rệt khi được đặt trong tư thế duỗi lưng.

* Mục đích: trung tâm hóa vị trí đau ở vùng lưng. Nếu bệnh nhân đau từ thắt lưng, lan đến mông, đùi sau và bắp chân, thì mục tiêu là làm cho vị trí đau khu trú đến trung tâm ban đầu là lưng, mông, đùi sau … và cuối cùng chỉ còn lại đau khu trú ở vùng thắt lưng.

* Các bài tập:

Bài tập 1: Nằm sấp thư giãn

     Người bệnh nằm sấp, hai tay đặt dọc than mình, đầu quay sang một bên, hít thở sâu vài lần sau đó nằm thư giãn, duy trì tư thế này trong 5 đến 10 phút.

     Thực hiện 3-6 lần trong ngày, cũng có thể nằm tư thế này khi nghỉ ngơi.

Bài tập 2: Nằm sấp và duỗi than ở tư thế chống trên hai khuỷu tay

     Bắt đầu từ tư thế nằm như bài tập 1, đặt 2 khuỷu tay bên dưới vai, rồi duỗi thân và chống trên 2 khuỷu tay, hít thở sâu vài lần để cho các cơ vùng thắt lưng thư giãn hoàn toàn. Duy trì tư thế này trong 5 đến 10 phút hoặc lâu hơn nếu cảm thấy dễ chịu. Mỗi ngày tập 3-6 lần.

Bài tập 3: Duỗi thân ở tư thế nằm sấp chống trên hai bàn tay

     Bắt đầu từ tư thế nằm như bài tập 1, đặt 2 bàn tay dưới vai, dần dần dùng lực 2 tay để nâng than mình lên trong giới hạn đau chịu được tạo nên một sự vòng thắt lưng, chú ý giữ cho khung chậy và cẳng chân áp sát trên sàn tập, duy trì tư thế này trong 5 đến 10 phút ( có thể dài hơn nếu bệnh nhân thấy dễ chịu, đau giảm, triệu chứng khu trú lại). Lúc đầu cần thực hiện dần dần, sau đó nâng dần mức độ ưỡn thân mình về phía sau đến mức có thể được. Mỗi lần tập, thực hiện bài tập này 10 lần, tập 3 - 6 ngày.

Bài tập 4: Duỗi lưng ở tư thế đứng

Đứng thẳng với 2 chân dạng nhẹ, đặt bàn tay chống hông với các ngón tay hướng ra phía sau. Ưỡn thân về phía sau càng nhiều càng tốt, chú ý giữ hai khớp gối thẳng khi làm động tác, giữ tư thế này trong 3 đến 10 phút rồi trở lại tư thế ban đầu. Cứ sau mỗi lần thực hiện thì cố gắng ưỡn người ra sau them một ít nữa để đạt dần đến mức tối đa.

Bài tập 5: Gập 2 chân ở tư thế nằm

     Bệnh nhân nằm ngữa với hai đầu gối gập, hai bàn chân đặt sát trên sàn nhà hay mặt giường. Tiến hành gập 2 gối về phía ngực, dung hai bàn tay ôm hai đầu gối và kéo đầu gối về phía ngực càng nhiều càng tốt.  Sau mỗi động tác, cố gắng tang dần mức độ gập đến khi gối chạm đến ngực. Trong khi làm chú ý không nâng đầu và không gập đầu vào than, đồng thời không duỗi thẳng hai chân khi hạ thấp chân xuống khi làm động tác. Bài tập này nhằm mục đích điều trị sự co cứng cơ ở vùng thắt lưng và sự giảm khả năng gập cột sống. Nó nên được thực hiện thận trọng. Trong một lần tập, thực hiện từ 5 hoặc 6 lần, mỗi ngãy tập 3 đến 4 lần. Bài tập này làm giảm sự ưỡn cốt sống do đó sau khi tập bài này thì phải thực hiện ngay bài tập 3 (để lấy lại độ ưỡn thắt lưng).

Bài tập 6: Gập lưng ở tư thế ngồi

     Ngồi trên ghế với 2 chân dạng, 2 bàn tay đặt trên 2 đầu gối, gập than về phía trước, 2 tay duỗi thẳng đến khi chạm nền nhà thì quay về tư thế ban đầu. Thực hiện bài này, cứ sau mỗi lần lặp lại thì cố gắng gập thân thêm chút nữa đến khi đạt được gập tối đa. Bài tập này có thể thực hiện hiệu quả hơn bằng các ngồi gập thân về trước, dùng 2 bàn tay nắm lấy 2 cổ chân, kéo thân mình gập nhiều hơn.

     Bài tập này nên áp dụng sau khi tập bài 5 một tuần mà hiệu quả, không gây đau. Lúc khởi đầu, mỗi lần tập chỉ nên tập 5 hoặc 6 lượt, mỗi ngày tập 4 lần. Chú ý sau khi tập bài này phải thực hiện ngay bài tập 3.

Bài tập 7: Gập thân ở tư thế đứng

     Người bệnh đứng thẳng, hai bàn tay để dọc thân, hai chân dạng. Cúi gập thân về trước, các ngón tay càng tiến gần đến 2 bàn chân càng tốt, rồi trở về tư thế ban đầu. Cứ sau mỗi lần tập bài này, cố gắng để gập thân càng nhiều càng tốt, tiến đến mức tối đa.

     Bài tập này thực hiện sau khi bài tập 6 hai tuần mà hiệu quả, không gây đau. Khởi đầu, mỗi lần thực hiện lặp lại động tác 5-6 lượt. Mỗi ngày tập 1 đến 2 lần. Sau khi kết thúc bài tập này phải thực hiện ngay bài tập 3. Trong thời gian 3 tháng kể từ khi hết đau, không thực hiện bài tập này ở thời điểm 4 giờ đầu tiên trong ngày.

Chú ý:

     - Nguyên lý: tập trung hóa điểm đau, đau tại lưng không lan xuống chân.

     - Trong quá trình tập, bệnh nhân tập một động tác hết đau mới sang động tác tiếp theo, tập đau lan xuống chân thì ngưng tập.