Vấn Nạn Chuột – Hiểm Họa Tiềm Tàng Trong Môi Trường Y Tế

Vấn nạn chuột là câu chuyện khiến bao bệnh viện đau đầu. Nhiều bệnh viện đã phải tốn rất nhiều thời gian, tiền bạc để khắc phục những sự cố do chuột gây ra. Sở dĩ như vậy là vì ta chưa nhận định rõ nguyên nhân chuột kéo vào làm ổ. Chỉ khi biết nguyên do ta mới có thể lựa chọn được phương cách đuổi chuột một cách triệt để. Hãy điểm lại một vài nguyên nhân chính khiến cho “những người bạn nhỏ” ghé thăm bệnh viện của bạn nhé!

Vấn nạn chuột – hiểm họa tiềm tàng trong môi trường y tế

Thực tế cho thấy, chuột trong môi trường y tế đem đến nguy hiểm tiềm tàng cho trang thiết bị y tế, sức khỏe người bệnh và nhân viên y tế. Nhưng khu vực xuất hiện chuột trước hết đem đến bầu không khí không mấy dễ chịu. Chuột có tập tính thải phân và nước tiểu để đánh dấu lãnh thổ. Thế nên tại những khu vực chuột làm ổ, nó sẽ ngay lập tức để lại thứ nước đặc trưng. Những trang thiết bị y tế khi bị dính nước tiểu chuột sẽ rất dễ hư hỏng

Thêm đó, chuột còn tha rác, thức ăn thừa ở phía bên ngoài vào. Những thứ rác rưởi này sẽ làm các khu vực chuột sinh sống nặng mùi hơn. Vi khuẩn cứ thế sinh sôi, những loài động vật khác cũng bị mùi rác thu hút. Đây là nguyên nhân chính đem đến các bệnh truyền nhiễm cho người bệnh và nhân viên y tế.

Đồng thời, khi chuột sống trong các thiết bị sẽ “tiện miệng” gặm dây điện, hay thải phân và nước tiểu lên các bảng mạch. Điều này gây ra hỏng hóc nghiêm trọng và tiêu tốn rất nhiều tiền bạc và thời gian để khắc phục, sửa chữa.

Nguyên nhân khiến chuột luôn cắn phá thiết bị

Chuột thích gặm nhấm

Họ nhà chuột trên khắp hành tinh chúng ta hết sức đông đảo, đa dạng. Ước tính trên thế giới có khoảng 450 loại, bao gồm trên 20 họ chuột. Ở nước ta, chúng đã có hàng trăm loại, hàng chục họ khác nhau. Chúng thường xuyên xâm nhập vào không gian nhà ở và kho xưởng để cắn phá đồ đạc, gây ra những thiệt hại nghiêm trọng.

Chuột có thính giác, khứu giác, vị giác rất phát triển. Chúng rất nhanh, leo trèo, đào đất, bơi giỏi nên bắt chuột rất khó. Nhược điểm duy nhất của chúng là không thích nước. Thêm đó, chuột hoạt động và gây hại chủ yếu vào ban đêm. Việc bắt hay đuổi đã khó lại càng khó khăn hơn gấp bội.

Loài chuột có răng cửa phát triển và có khuynh hướng mọc dài. Vì thế chúng buộc phải cắn phá liên tục để mài răng. Những bộ phận trong các thiết bị y tế vừa hay lại thích hợp với tập tính này.

Những thứ như dây điện, giắc cắm hay những vật dụng làm từ nhựa, cao su khiến chuột rất thích thú. Bởi nó đủ độ cứng và mềm dẻo để chiều lòng những chiếc răng sắc, nhọn của chuột.

Với nguyên nhân này ta có thể dùng cách đóng kín toàn bộ cửa và dùng các loại xịt chống chuột. Hạn chế tối đa khả năng vào các khoang bên trong các thiết bị của chuột bằng các loại lưới chống chuột. Hoặc khiến cho các thiết bị có mùi hoặc vị khiến chuột ghét thì mới mong đuổi chuột rời xa các trang thiết bị.

Thói quen của người dùng

“Tiên trách kỉ, hậu trách nhân”, ta cũng phải nhận định rằng, việc thu hút chuột tới phá hoại cũng xuất phát từ thói quen của chúng ta.

Việc ăn uống hay để thức ăn rơi vãi, thậm chí là ngay cả khi đã bỏ thức ăn thừa, đồ hộp thải sau khi ăn vào thùng rác cũng là nguyên nhân chính thu hút chuột đến thăm. Những thức ăn thừa này với ta chẳng là gì cả, nhưng với chuột lại là cả một thiên đường ẩm thực.

Thêm đó là thói quen quên đóng cửa phòng khi không làm việc hoặc vị trí đặt các thiết bị không được kín đáo sẽ tạo cơ hội cho chuột có thể lẻn vào.

Với nguyên nhân này, chỉ có một cách duy nhất là thay đổi thói quen. Thường xuyên vệ sinh khu vực làm việc, không tổ chức ăn uống ở những khu vực làm việc, dọn dẹp các thùng rác thường xuyên và nhớ đóng chặt cửa phòng khi không làm việc. Bảo quản, cất giữ các trang thiết bị y tế ở những nơi khô ráo, sạch sẽ.

Tạm kết

Đuổi chuột là câu chuyện dài, không chỉ ngày một ngày hai là có ngay quả ngọt. Khi phát hiện có dấu hiệu của chuột bạn hãy nhận định xem nguyên nhân chính là do đâu. Cần kiên trì và dùng nhiều cách khác nhau để tìm ra phương cách phù hợp nhất.

Vệ sinh sạch sẽ, dùng lưới chống chuột, xịt chống chuột hay tinh dầu là những cách thông dụng nhất.