Chăm Sóc Bệnh Nhân Bệnh Phổi Tắc Nghẽn Mãn Tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh lý hô hấp mạn tính đặc trưng bởi sự tắc nghẽn luồng khí thở ra không hồi phục hoàn toàn, sự cản trở thông khí này thường tiến triển từ từ và liên quan đến phản ứng viêm bất thường của phổi với các phân tử nhỏ hoặc lượng đáng kể những phân tử và khí độc hại…

Nguyên nhân: Hút thuốc hoặc thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh. Phơi nhiễm với các phân tử độc hại: bụi nghề nghiệp, hữu cơ và vô cơ. Ô nhiễm không khí trong nhà từ sưởi ấm và nấu ăn bằng khối sinh học trong môi trường thông khí kém. Ô nhiễm không khí môi trường bên ngoài…

Các triệu chứng thường gặp: Khó thở: Tiến triển nặng dần theo thời gian và khó thở liên tục. Bệnh nhân phải gắng sức để thở, thở nặng, cảm giác thiếu không khí, hoặc thở hổn hển. Khó thở tăng lên khi gắng sức, nhiễm trùng đường hô hấp. Ho mạn tính hoặc khạc đờm mạn tính (3 tháng trong 1 năm và liên tiếp trong 2 năm trở lên).

Cách phòng tránh:

• Tránh tiếp xúc với các tác nhân có thể gây kích ứng phổi như bụi, than, dầu đốt…

• Hạn chế tiếp xúc ở nơi đông người, đặc biệt trong mùa lạnh để ngăn ngừa nhiễm cúm hoặc các bệnh về đường hô hấp.

• Uống nhiều nước để thông đường thở và làm chất dịch nhầy không trở nên quá đặc, cản trở hô hấp.

• Tiêm phòng cúm hàng năm để ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp, một số vắc xin khác như phế cầu cũng được khuyến cáo có hiệu quả tốt với người mắc COPD. Tình trạng mắc bệnh cúm và viêm phổi là yếu tố dễ khởi phát đợt cấp của COPD.

Đi cấp cứu ngay nều có một trong những dấu hiệu nguy hiểm sau đây:

• Nói không nổi

• Đi không nổi

• Môi hay móng tay tím tái

• Nhịp tim hay mạch rất nhanh hoặc không đều

• Thuốc không giúp được lâu hay không giúp được gì cả. Thở vẫn nhanh và khó.