Hạ Đường Huyết Ở Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Đang Điều Trị.

Bệnh nhân đái tháo đường có thể bị rối loạn ý thức hôn mê do nhiều nguyên nhân như: tai biến mạch máu não, tụt huyết áp tư thế, tăng áp lực thẩm thấu hoặc nhiễm toan nhưng phổ biến nhất là hạ đường huyết xuống dưới 3,9 mm trên lít. Ước tính hơn 50% bệnh nhân bị đái tháo đường sẽ bị hạ đường huyết ít nhất một lần trong đời.

Đặc biệt là những bệnh nhân đang điều trị bằng Insulin, thuốc nhóm sulfonylure, người có suy thận.

Vậy làm thế nào để nhận biết hạ Glucose máu?

  • Biểu hiện thần kinh tự động: đói, tái nhợt, đổ mồ hôi, nhịp tim nhanh, lo âu, mạch nảy mạnh, dị cảm, đánh trống ngực, run rẩy.
  • Biểu hiện hệ thần kinh thiếu Glucose: yếu, mệt mỏi, chóng mặt hoa mắt, mù vỏ não, hạ thân nhiệt, đau đầu, co giật, lú lẫn, hôn mê, thay đổi tính tình, rối loạn nhận thức, nhìn mờ, nhìn đôi.

Biểu hiện hạ glucose máu

Khi có các dấu hiệu trên chủ yếu là dấu thần kinh tự động, chính bệnh nhân là người sẽ nhận ra sự khác biệt của cơ thể và tự cứu mình bằng cách uống ngay thức uống có đường (không dùng đường ăn kiêng) cho đến khi cải thiện triệu chứng. Có thể sử dụng 15g đến 20g đường, ngậm 1 đến 2 viên kẹo ngọt, 200ml nước ép hoa quả nguyên chất, 100ml đến 150ml nước ngọt đóng chai như Coca nước tăng lực Red Bull…

Nếu bệnh nhân hôn mê không uống được, người nhà nên đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất và báo cho nhân viên y tế biết đây là bệnh nhân bị đái tháo đường đang điều trị.

Còn nhân viên y tế khi gặp bệnh nhân đái tháo đường bị hôn mê phải thử ngay glucose máu. Nếu thấp thì truyền ngay dung dịch đường ưu trương. Nếu có dung dịch Glucose 30% là tốt nhất. Sau khi được truyền đường khoảng tầm 3 đến 5 phút bệnh nhân sẽ tỉnh táo trở lại.

Hạ đường huyết rất nguy hiểm. Nó có thể gây nên nhiều biến chứng và hậu quả nghiêm trọng.

  • Phù não do hôn mê kéo dài, phù phổi cấp do co thắt mao mạch phổi….
  • Biểu hiện thần kinh như bệnh lý thần kinh ngoại vi treo cơ tuần tiến ở phần xa của tứ chi xảy ra vài tuần sau khi bị một hoặc nhiều cơn hạ đường huyết nặng phối hợp với dị cảm chứ chi.
  • Rối loạn tâm thần kinh kéo dài: sa sút trí tuệ, rối loạn tâm thần, động kinh, hội chứng Parkinson, múa vờn.
  • Gãy hoặc xẹp đốt sống xảy ra khi có động kinh nặng.
  • Tai biến tim mạch bệnh nhân trên 60 tuổi có bệnh lý mạch vành tăng huyết áp

Làm thế nào để phòng ngừa hạ đường huyết?

  • Biện pháp tốt nhất là giáo dục bệnh nhân và người nhà về triệu chứng, nguyên nhân và cách xử trí hạ đường huyết.
  • Điều chỉnh chế độ điều trị theo nồng độ đường huyết, chế độ ăn và chế độ luyện tập phù hợp.
  • Xử trí hạ đường huyết phải nhanh kịp thời bằng mọi biện pháp không chờ đợi kết quả glucose của máu tĩnh mạch.

Phương châm "không ăn không dùng thuốc hạ đường huyết"

Bs Võ Thị Lan Phương

Khoa Nội Tổng hợp - lão khoa