Vật lý trị liệu đối với người bệnh nằm lâu tại giường

I.ĐỊNH NGHĨA VẬT LÝ TRỊ LIỆU

- Vật lý trị liệu theo mô tả của hội vật lý trị liệu thế giới là một nghề chăm sóc sức khỏe liên quan đến chức năng, vận động và tối đa hóa tiềm năng thể chất của con người.Nó sử dụng các phương pháp tiếp cận vật lý để thúc đẩy, duy trì và phục hồi sức khỏe thể chất, tâm lý và xã hội, có tính đến các biến thể của tình trạng sức khỏe. Nó dựa trên cơ sở khoa học, cam kết mở rộng, áp dụng, đánh giá và xem xét các bằng chứng làm nền tảng và cung cấp thông tin thực hành. Thực hành đánh giá lâm sàng và giải thích thông tin là cốt lõi của nó .

II.CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP TRÊN NGƯỜI BỆNH

- Loét do đè ép

- Teo cơ, cứng khớp (giảm tầm vận động)

- Biến dạng tư thế

- Các biến chứng về hô hấp

- Nhiễm trùng đường tiết niệu

1. CÁCH PHÒNG CHỐNG LOÉT ĐÈ ÉP

- Kiểm tra da hằng ngày

- Giữ vệ sinh da, giường bệnh

- Các biện pháp tăng cường tuần hoàn

- Giảm thiểu áp lực lên vùng đè ép

- Chế độ dinh dưỡng

- Thay đổi tư thế đúng cho bệnh nhân

+ Người bệnh nằm ngửa trên giường bệnh hoặc trên giường tập:

 * Đầu người bệnh được nâng đỡ chắc chắn trên gối có chiều cao phù hợp để không làm gấp các đốt sống cổ, mặt nhìn thẳng hoặc quay về phía bên liệt

* Dùng gối mỏng đỡ dưới xương bả vai để đưa khớp vai bên liệt ra trước, tay liệt xoay sấp,duỗi dọc theo thân mình, hoặc dạng ngang vai.

* Dùng gối mỏng đỡ dưới hông bên liệt ra trước, gối đỡ dưới khoeo để gấp khớp háng và khớp gối bên liệt,gối hoặc túi cát đỡ phía mắt cá ngoài để chân bên liệt không bị đổ ra ngoài.

* Tay và chân bên lành ở vị trí mà người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ chịu.

 + Người bệnh nằm nghiêng về phía bên liệt:

 * Đầu người bệnh được đỡ ngay ngắn và chắc chắn trên gối, không làm gấp các đốt sống cổ.

* Vai bên liệt được đặt thoải mái

* Chân bên liệt ở tư thế khớp háng duỗi,khớp gối hơi gấp.

* Có gối đỡ phía lưng

* Tay bên lành đặt trên thân mình hoặc trên gối đỡ phía trước.

* Chân bên lành được đỡ trên gối cao ngang mức với thân và hông,khớp háng và khớp gối gấp.

 + Người bệnh nằm nghiêng về phía bên lành:

* Đầu người bệnh được đỡ ngay ngắn và chắc chắn trên gối, không làm gấp các đốt sống cổ

* Tay bên liệt được đỡ bằng gối ở phía trước, cao ngang bằng mức với thân mình với khớp vai và khớp khuỷu duỗi

* Thân mình vuông góc với mặt giường, có gối đỡ phía lưng

* Chân bên liệt được đỡ trên gối ở tư thế thẳng

 + Người bệnh ngồi trên giường trong khoảng thời gian ngắn

 * Ngồi thẳng và được nâng đỡ tốt

 * Chêm lót ở cả 2 tay

 * Bàn chân được nâng đỡ thoải mái

 + Người bệnh ngồi trên ghế :

* Ngồi giữa ghế hoặc xe lăn có tựa lưng

* 2 tay được nâng đở trên gối đặt trên bàn và hướng về trước

* Bàn chân được nâng đỡ bằng phẳng thoải mái trên sàn hay chổ để chân

* Khớp gối thẳng hàng với bàn chân

CHÚ Ý:

- Đặt tư thế đúng cho người bệnh được khuyến cáo sử dụng trong 72h sau khi bệnh nhân bất động tại giường.Dưới 2h phải lăn trở và thay đổi tư thế nằm cho người bệnh.

- Đặt tư thế đúng ngăn ngừa sự co rút chi trên và chi dưới

2. Một Số Mẫu Co Rút Ở Chi Trên Và Chi Dưới

3. CÁC BIẾN CHỨNG VỀ HÔ HẤP

3.1. Một số biến chứng thường gặp

- Giảm thông khí

- Sự ứ đọng chất nhầy (chất nhầy không đào thải ra ngoài)

- Xẹp phổi

- Suy hô hấp

- Tràn dịch màng phổi

- Tràn khí màng phổi

- Rối loạn nhịp thở khi ngủ và hội chứng ngưng thở khi ngủ

- Gia tăng gắng sức khi thở

- Khó khăn khi ho có đờm và làm sạch dịch tiết

- Co cứng cơ bụng

3.2.  Một sô kỹ thuật VLTL hô hấp

  MỤC ĐÍCH:

- Phục hồi cơ hoành đến vị trí và chức năng gần như bình thường

- Giảm tần suất hô hấp bằng cách dùng những mẫu thở để làm giảm ứ khí và cải thiện chu kỳ hô hấp

- Giúp cơ hô hấp phụ bớt tham gia vào quá trình hô hấp

- Giảm khó thở, làm dịu bớt sự lo âu của BN

- Trợ giúp kéo giãn mô phổi, di dộng lồng ngực

 NGUYÊN TẮC:

- Hít vào bằng mũi giúp làm ấm, ẩm và lọc không khí

- Thở ra bằng miệng giúp làm giảm sự kháng cản đường dẫn khí, điều tiết luồng khí thở ra, giảm công cho việc thở

- Các bài tập thở đều bắt đầu từ việc thở ra trước

 MỘT SỐ BÀI TẬP THỞ:

- Thở mím môi/ thở chúm môi

- Thở bụng (Thở cơ hoành)

- Thở ngực phối hợp tay

- Thở ngực (thở từng thùy)

- Kỹ thuật thở theo chu kỳ chủ động (ACBT)

III. MỘT SỐ HÌNH ẢNH TẬP KẾT HỢP BỆNH NHÂN TẠI CÁC KHOA PHÒNG

- Bệnh nhân điều trị kết hơp tại Khoa HSTC-CĐ

- Bệnh nhân điều trị tại khoa phòng

--------------------------------------------------------------------------------------------

Liên hệ Khoa VLTL-PHCN để được tư vấn và điều trị

Địa chỉ: Tầng 1 khu nhà F Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam Cuba Đồng Hới

Số điện thoại: 0353117922