Nghỉ Ốm Đau Đối Với Bệnh Lao

  1. Thời gian nghỉ chế độ ốm đau đối với bệnh lao

Căn cứ theo Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày ban hành kèm theo Thông tư số 46/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế như sau:

TT

Danh mục bệnh theo các chuyên khoa

Mã bệnh theo ICD 10

I

Bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng

1.

Nhiễm Amip dai dẳng (ở ruột và gan)

A06

2.

Tiêu chảy kéo dài

A09

3.

Bệnh lao các loại trong giai đoạn điều trị và di chứng

A15 đến A19

 

 

Có thể thấy rằng, bệnh lao được quy định trong danh mục kèm theo của Thông tư này với mã bệnh theo ICD 10 là A15 đến A19.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 (BHXH) và Khoản 3 Điều 4 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành được hưởng như sau:

- Tối đa không quá 180 ngày trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;

- Hết thời hạn 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn, nhưng thời gian hưởng tiếp tối đa bằng thời gian đã đóng BHXH bắt buộc.

Như vậy, khi người lao động, viên chức không may mắc bệnh lao thì sẽ được nghỉ tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp hết thời gian nghỉ tối đa 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì sẽ được nghỉ thêm tối đa bằng thời gian đã đóng Bảo hiểm xã hội.

Ví dụ: Chị Đào Thị A, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được 01 năm, mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày. Thời gian hưởng chế độ ốm đau tối đa của anh A là tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Tuy nhiên, sau khi hưởng hết thời hạn 180 ngày thì chị A vẫn tiếp tục điều trị nên được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng 01 năm. Như vậy, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tối đa của chị A là 180 ngày và 01 năm.

  1. Hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi bị bệnh lao

Theo Điều 60 Luật BHXH thì người lao động thuộc trường hợp đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;

- Ra nước ngoài để định cư;

- Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;

- Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật BHXH khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.

Như vậy, người lao động, viên chức không may mắc phải lao nặng mà có yêu cầu được hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Theo quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật BHXH, mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

- 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

- 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

- Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần ttrên không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, trừ trường hợp đối với người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.

Như vậy, khi người lao động, viên chức không may mắc phải bệnh lao thì sẽ được hưởng chế độ ốm đau dài ngày theo quy định của pháp. Có thể thấy rằng, thời gian đóng BHXH cũng ảnh hưởng một phần lớn đến thời gian nghỉ chế độ ốm đau, cho nên người lao động, viên chức nên chủ động tham gia bảo hiểm xã hội sớm để đảm bảo tối đa quyền lợi của mình.