Điều Kiện Lao Động

  1. Điều kiện lao động là gì?

Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh tế, tự nhiên, thể hiện qua quá trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, năng lực của người lao động và sự tác động qua lại giữa các yếu tố đó tạo nên điều kiện làm việc của con người trong quá trình lao động sản xuất. Trong đó, những yếu tố có thể kể đến khi xét điều kiện lao động là:

  • Các yếu tố của lao động: Máy, thiết bị, công cụ; nhà xưởng; năng lượng, nguyên nhiên vật liệu; trang bị bảo hộ lao động;…
  • Các yếu tố liên quan đến lao động: Các yếu tố tự nhiên có liên quan đến nơi làm việc; các yếu tố kinh tế, xã hội; quan hệ, đời sống hoàn cảnh gia đình liên quan đến tâm lý người lao động.

Khi xem xét điều kiện lao động, cần phát hiện và xử lý kịp thời các yếu tố lao động không thuận lợi đe dọa đến an toàn và sức khoẻ người lao động trong quá trình lao động. Theo đó, điều kiện người lao động không thuận lợi được chia làm 2 loại chính:

  • Yếu tố gây chấn thương, tai nạn lao động;
  • Yếu tố có hại đến sức khoẻ, gây bệnh nghề nghiệp.
  1. Phân loại lao động theo điều kiện lao động

Theo đó, Điều 3 Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động đã quy định phân loại lao động theo điều kiện lao động như sau:

  • Nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại V, VI.
  • Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại IV.
  • Nghề, công việc không nặng nhọc, không độc hại, không nguy hiểm là nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại I, II, III.

Việc phân loại lao động theo điều kiện lao động như trên được sử dụng với mục đích như sau:

  • Xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoặc đưa ra khỏi Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (sau đây gọi tắt là Danh mục nghề).
  • Phân loại lao động theo điều kiện lao động đối với nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động để thực hiện các chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khoẻ đối với người lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 22 của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
  1. Phương pháp, quy trình xác định điều kiện lao động

Việc phân loại lao động theo điều kiện lao động như trên phải dựa trên kết quả đánh giá xác định điều kiện lao động theo phương pháp quy định tại Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH. Theo đó,  Điều 6 Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH quy định phương pháp, quy trình xác định điều kiện lao động như sau:

  • Xác định tên nghề, công việc cần đánh giá, xác định điều kiện lao động.
    • Đánh giá điều kiện lao động theo hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động:

Bước 1: Xác định các yếu tố có tác động sinh học đến người lao động trong hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH (sau đây gọi tắt là Phụ lục I).

Bước 2: Lựa chọn ít nhất 06 (sáu) yếu tố đặc trưng tương ứng với mỗi nghề, công việc. Các yếu tố này phải bảo đảm phản ánh đủ 3 nhóm yếu tố trong hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động quy định tại Phụ lục I.

Bước 3: Chọn 01 (một) chỉ tiêu đối với mỗi yếu tố đặc trưng đã chọn tại Bước 2 để tiến hành đánh giá và cho điểm, trên cơ sở bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

+ Thang điểm để đánh giá mức độ nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của từng yếu tố là thang điểm 6 (sáu) quy định tại Phụ lục I. Mức độ nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm càng lớn thì điểm càng cao.

+ Thời gian tiếp xúc của người lao động với các yếu tố dưới 50% thời gian của ca làm việc thì điểm số hạ xuống 01 (một) điểm. Đối với hóa chất độc, điện từ trường, rung, ồn, bức xạ ion hóa, thay đổi áp suất, yếu tố gây bệnh truyền nhiễm thì điểm xếp loại hạ xuống 01 (một) điểm khi thời gian tiếp xúc dưới 25% thời gian của ca làm việc.

+ Đối với các yếu tố quy định thời gian tiếp xúc cho phép thì hạ xuống 01 (một) điểm nếu thời gian tiếp xúc thực tế khi làm việc dưới 50% thời gian tiếp xúc cho phép.

+ Đối với những yếu tố có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu (từ 02 chỉ tiêu trở lên) để đánh giá thì chỉ chọn 01 chỉ tiêu chính để đánh giá và cho điểm; có thể đánh giá các chỉ tiêu khác nhằm tham khảo, bổ sung thêm số liệu cho chỉ tiêu chính.

Bước 4: Tính điểm trung bình các yếu tố theo công thức:

 

Trong đó:

  • Điểm trung bình cộng của các yếu tố.
  • n: Số lượng yếu tố đã tiến hành đánh giá tại Bước 3 (n≥6)
  • X1, X2,...Xn: Điểm của yếu tố thứ nhất, thứ hai,...,thứ n.

Bước 5: Tổng hợp kết quả vào phiếu theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này và xác định điều kiện lao động theo điểm trung bình các yếu tố (X)  như sau:

  • + ≤ 1,01: Điều kiện lao động loại I;
  • + 1,01 < ≤ 2,22: Điều kiện lao động loại II;
  • + 2,22 < ≤ 3,37: Điều kiện lao động loại III;
  • + 3,37 < ≤ 4,56: Điều kiện lao động loại IV;
  • + 4,56 < ≤ 5,32: Điều kiện lao động loại V;
  • + > 5,32: Điều kiện lao động loại VI.

Trên đây là điều kiện lao động và phân loại lao động theo điều kiện lao động. Người sử dụng lao động cần nắm những quy định về iệc phân loại lao động theo điều kiện lao động trên để đảm bảo thực hiện đúng các chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khoẻ đối với người lao động.