Thang Đánh Giá Trạng Thái Tâm Thần Tối Thiểu- Mmse

Bài viết được viết bởi BS CKI. Nguyễn Đại Phong, khoa Nội Tâm Thần – Thần Kinh, bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới.

    Thang được Folstein xây dựng năm 1975, nhằm đánh giá chức năng nhận thức thông thường, được sử dụng khám lâm sàng, nhất là các đối tượng suy giảm nhận thức, lú lẫn tâm thần. Thang đánh giá trạng thái tâm thần tối thiểu của Folstein có giá trị như một trắc nghiệm để chẩn đoán, đồng thời cũng có chức năng như một thang để lượng giá tính trạng suy giảm nhận thức, lượng giá chủ yếu trên các chức năng chú ý, trí nhớ ngắn hạn và dài hạn, định hướng lực.

Thang đánh giá trạng thái tâm thần tối thiểu của Folstein được xây dựng nhằm đánh giá chức năng chú ý, định hướng, trí nhớ. Được cấu trúc bởi bộ câu hỏi ngôn ngữ, số, hình ảnh, gồm 3 phần:

+ Phần 1 (Định hướng, chú ý, trí nhớ): Định hướng không gian, thời gian 10 câu hỏi, trí nhớ tức thì, nhắc lại 3 từ được nghe. Chú ý và khả năng làm tính 100 trừ 7, làm 5 lần. Trí nhớ gần, nhắc lại 3 từ khí kiểm tra trí nhớ tức thì (sau ít nhất 3 phút)

+ Phần 2: Khả năng ngôn ngữ: 8 câu hỏi

+ Phẩn 3: Yêu cầu sao lại hình vẽ Thang đánh giá trạng thái tâm thần tối thiểu - MMSE

Với ý nghĩa quan trọng đó, khoa Nội Tâm thần- Thần kinh đã triển khai kỹ thuật: Thang đánh giá trạng thái tâm thần tối thiểu( MMSE) nhằm đánh giá tình trạng sức khoẻ tâm thần của bệnh nhân để phát hiện sớm các trường hợp bị suy giảm nhận thức, lú lẫn tâm thần… qua đó đưa ra phác đồ điều trị, tư vấn cho bệnh nhân và người nhà nhằm đưa lại kết quả điều trị và phòng ngừa tốt nhất.