Phân Biệt Sốt Xuất Huyết Và Sốt Vi Rút

Sốt xuất huyết hay Sốt siêu vi là những vấn đề sức khỏe phát sinh do virus xâm nhập vào cơ thể. Triệu chứng ở giai đoạn đầu của hai bệnh khá giống nhau khiến nhiều người nhầm lẫn.

Cả hai bệnh đều là bệnh truyền nhiễm, có thể lây lan thành dịch, do đó dựa vào dịch tễ có thể định hướng bệnh.

Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin sơ lược về bệnh như sau:

  1. Sốt vi rút (Sốt siêu vi)

Sốt vi rút là tình trạng nhiệt độ cơ thể tăng lên để kháng lại sự tấn công của vi rút gây ra. Phần lớn sốt vi rút là bệnh lành tính không nguy hiểm, có thể tự khỏi từ 3-7 ngày.

Bệnh lây nhiễm chủ yếu qua đường hô hấp và tiêu hoá. Ngoài ra sốt vi rút có thể lây nhiễm qua một số đường lây nhiễm khác như sau:

+ Tiếp xúc với vật đã bị virus bám trên bề mặt

+ Quan hệ tình dục,

+ Máu (dùng chung kim tiêm, truyền máu, chế phẩm máu không tiệt trùng…),

+ Mẹ sinh con.

  1. Sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết Dengue là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Dengue gây nên, bệnh truyền nhiễm từ vật trung gian là muỗi vằn, mang vi rút Dengue từ người bệnh đến người lành.

Ngoài ra có một số đường lây truyền khác như sau:

+ Máu

+ Mẹ sinh con

Bệnh nếu không được chăm sóc, điều trị tốt, kịp thời có thể có biến chứng nguy hiểm.

Dưới đây là bảng so sánh dưới đây để phân biệt giữa hai tình trạng sốt siêu vi và sốt xuất huyết:

Sốt vi rút (Sốt siêu vi)

Sốt xuất huyết

Nguyên nhân

Nhiều chủng virus gây bệnh khác nhau

Virus dengue

Muỗi vằn (vật trung gian truyền bệnh)

Con đường lây nhiễm

Bệnh thường lây lan và phát triển trong giai đoạn giao mùa. Những con đường lây nhiễm bệnh sốt vi rút chủ yếu:

+ Hô hấp:

+ Tiêu hoá: một số loại vi rút bám vào thực phẩm và đồ uống, khi vào cơ thể có thể gây sốt

Bệnh chủ yếu lây lan vào mùa mưa, thời điểm phù hợp cho muỗi sinh sản và phát triển. Muỗi văn là vật chủ truyền bệnh, mang vi rút Dengue từ người bệnh truyền cho người lành

Thời gian phát bệnh

Tùy vào loại virus gây bệnh, có thể kéo dài đến 7 – 10 ngày hay thậm chí là 2 tuần

7 – 10 ngày (có thể kéo dài 14 ngày)

Triệu chứng

+ Sốt cao đột ngột  theo từng cơn

+ Đau nhức cơ, đau đầu
+ Các triệu chứng liên quan đến hệ tiêu hóa (rối loạn tiêu hoá, buồn nôn, nôn, đi ngoài phân lỏng, tiêu chảy…)
+ Có dấu hiệu viêm đường hô hấp (ho, chảy nước mũi, hắt hơi,…)

+ Mệt mỏi

+Sau sốt có thể xuất hiện ban, dùng tay căng vùng da bị xuất huyết, nốt ban biến mất (giai đoạn khỏi bệnh)

Có 3 giai đoạn của bệnh:

- Giai đoạn khởi bệnh: Giống sốt siêu vi

+ Sốt 39 – 40ºC và khó hạ sốt

+ Đau cơ và khớp
+ Đau nhức ở trán và hốc mắt
+ Buồn nôn, chán ăn

- Giai đoạn xuất huyết:
+ Xuất huyết dưới da, kéo căng vùng da thì nốt ban không biến mất

+ Xuất huyết dạng khác như chảy máu chân răng, chảy máu mũi, xuất huyết tiêu hoá,…

+ Nặng hơn là xuất huyết não, xuất huyết ổ bụng,… nguy hiểm đến tính mạng

-Giai đoạn hồi phục: Trẻ hết sốt, giảm ngứa, tiểu cầu bắt đầu tăng

Xét nghiệm

Test Dungue (-)

Công thức máu: Tiểu cầu, Hồng cầu bình thường

Test Dengue (+)

Công thức máu: Tiểu cầu giảm, Thể tích Hồng cầu HCT tăng

Điều trị và chăm sóc

Hiện chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu, chủ yếu điều trị triệu chứng: 

+ Hạ sốt (uống thuốc hạ sốt, lau người bằng nước ấm, mặc quần áo thoáng mát…)

+ Bù nước và điện giải bằng oresol được hướng dẫn cách pha trên bao bì.

+ Nghỉ ngơi nhiều

+ Chú trọng dinh dưỡng: ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu, chia nhỏ bữa ăn, ăn nhiều bữa, bổ sung nhiều vitamin, dưỡng chất.

+ Chống bội nhiễm: vệ sinh mũi, họng, mắt bằng dung dịch nước muối 0,9%

Phòng ngừa

+ Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, hợp lý

+ Giữ gìn vệ sinh cá nhân cũng như môi trường xung quanh

+ Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

+ Hạn chế tiếp xúc với người bệnh

+ Che mũi và miệng khi ho, hắt hơi hoặc xì mũi

+ Luyện tập thể dục thể thao nâng cao thể lực

Chủ yếu phòng ngừa muỗi vằn đốt:

+ Không tạo điều kiện cho muỗi sinh sản và phát triển (vệ sinh nhà cửa thường xuyên, phát quang bụi rậm, dọn dẹp nơi nước đọng: thả cá hoặc hoá chất tiêu diệt loăng quăng, loại bỏ rác thải, phế liệu, che đậy hoặc lật úp các vật dụng khi không sử dụng…)

+ Phòng muỗi đốt: Dùng thuốc chống côn trùng, trang bị lưới chống muỗi, lắp lưới chống muỗi ở cửa sổ, mặc áo quần dài tay,