Điều Trị Rối Loạn Tiểu Tiện Tại Khoa Y Học Cổ Truyền Bệnh Viện Hữu Nghị Việt Nam Cuba Đồng Hới

I. ĐẠI CƯƠNG

       Rối loạn tiểu tiện là một danh từ chỉ cách tiểu tiện không bình thường, biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau gồm tiểu dắt, tiểu buốt, tiểu không chủ động, tiểu khó, bí tiểu. Người bị rối loạn tiểu tiện thường mất ăn mất ngủ. Nếu hiện tượng này kéo dài sẽ gây nhiều phiền phức, ảnh hưởng đến hệ tiết niệu, sút cân, suy giảm thể lực... Rối loạn tiểu tiện được miêu tả trong phạm vi chứng long bế của Y học cổ truyền (YHCT). Theo y học cổ truyền, chức năng tiểu tiện trong cơ thể chủ yếu do hai cơ quan là thận và bàng quang đảm nhiệm. Thận chủ thủy quản lý sự đóng mở, bàng quang chủ chứa nước tiểu nên rối loạn tiểu tiện là do dương khí suy yếu gây nên.

II. TRIỆU CHỨNG

      Bệnh diễn biến cấp tính với các triệu chứng: Đau tức vùng hạ vị. Mót đi tiểu song rặn nước tiểu không ra. Cầu bàng quang căng to làm bệnh nhân đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng như kết quả điều trị các bệnh kèm theo, nếu không phát hiện và xử trí kịp thời có thể gây vỡ bàng quang.

      Hoặc bệnh diễn tiến từ từ với tiểu không tự chủ, nước tiểu tự chảy không kiểm soát. Những rối loạn chức năng trên dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, gây biến thể cấu trúc bàng quang, nhiễm trùng niệu, sỏi niệu, bế tắc và ứ nước đường tiểu trên và sau cùng là suy thận.

III. ĐIỀU TRỊ

      Y học hiên đại (YHHĐ) có nhiều phương pháp điều trị như: Dùng thuốc, thông tiểu ngắt quãng, thông tiểu lưu, đặt sonde bàng quang trên xương mu,vv...

      Y học cổ truyền chứng long bế được điều trị bằng các phương pháp như: Xoa bóp, bấm huyệt, điện châm, cứu ngãi và kết hợp có thể uống thêm thuốc thang.

      Điện châm là một phương pháp điều trị không dùng thuốc của YHCT có tác dụng điều hòa lại công năng của các tạng phủ, lập lại thăng bằng âm dương

Hình 1: Nhóm huyệt Quan nguyên, khí hải, dũng tuyền có hiệu quả rất tốt trong điều trị rối loạn tiểu tiện

Hình 1: Nhóm huyệt Quan nguyên, khí hải, dũng tuyền có hiệu quả rất tốt trong điều trị rối loạn tiểu tiện

      Điện châm đã được áp dụng thường quy trong điều trị điều trị rối loạn tiểu tiện tại khoa y học cổ truyền bệnh viện hữu nghị Việt Nam CuBa Đồng Hới. Là một phương pháp an toàn, có tác động tích cực đến chức năng của bàng quang, giúp cải thiện tốt số lần đi tiểu củng như số lượng nước tiểu với tỉ lệ hồi phục sau khi điện châm khá cao. Là một phương pháp đơn giản, an toàn, chi phí thấp, mang lại hiệu quả, có thể áp dụng trong điều trị

Hình 2: Nhóm huyệt vùng lưng có tác dụng điều trị rối loạn tiểu tiện: Huyệt Thận du: thuộc kinh Túc thái dương bàng quang, huyệt du của thận. Huyệt Bàng quang du: huyệt thứ 28 của kinh túc thái dương bàng quang. Huyệt Thứ liêu: huyệt thứ 32 của kinh bàng

Hình 2: Nhóm huyệt vùng lưng có tác dụng điều trị rối loạn tiểu tiện: Huyệt Thận du: thuộc kinh Túc thái dương bàng quang, huyệt du của thận. Huyệt Bàng quang du: huyệt thứ 28 của kinh túc thái dương bàng quang. Huyệt Thứ liêu: huyệt thứ 32 của kinh bàng

IV. CHỈ ĐỊNH, CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Chỉ định: Người bệnh rối loạn tiểu tiện cơ năng
Chống chỉ định: Người bệnh rối loạn tiểu tiện do nguyên nhân bệnh thực thể, viêm nhiễm.

Khoa Y học Cổ truyền bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - CuBa Đồng Hới với đội ngũ y bác sĩ trình độ chuyên môn giỏi, nhiều năm kinh nghiệm biết kế thừa, phát huy và phát triển Y học cổ truyền, kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại trong điều trị và dự phòng đã điều trị thành công cho nhiều người bệnh khi tới khám chữa bệnh tại khoa, mang lại sự hài lòng cho bệnh nhân cũng như người nhà người bệnh.

Để được tư vấn và đăng ký khám chữa bệnh Y học cổ truyền, người bệnh vui lòng liên hệ:

Khoa Y học Cổ truyền, tầng 2 tòa nhà F của bệnh viện

Thời gian: Giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hằng tuần

--------------------------------------

Tài liệu tham khảo:

1. Bộ môn Bệnh học, Khoa Y học Cổ truyền, Đại học Y Dược TpHCM (2001). “Đại cương tạp bệnh - Lung bế”, Nội khoa Y học Cổ truyền.

2. Khoa Y học cổ truyền – Trường Đại học Y Hà Nội (2002), "Bí tiểu tiện", Châm cứu tổng hợp, Nhà xuất bản Y học.