Bệnh Béo Phì Ở Trẻ Em

  1. ĐỊNH NGHĨA

Béo phì là tình trạng cơ thể tích tụ bất thường và quá mức tại mô mỡ và các tổ chức gây hậu quả xấu cho sức khỏe.

  1. NGUYÊN NHÂN BÉO PHÌ

- Béo phì có gen di truyền, hoặc có thể do các bệnh lý rối loạn nội tiết và chuyển hóa (ít gặp, chiếm dưới 10%).

- Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến béo phì là dinh dưỡng không hợp lý (ăn quá nhiều năng lượng hơn nhu cầu: Ăn nhiều chất béo, nhiều bột đường, thói quen ăn vặt, ăn đêm, ăn nhanh…) và lối sống thụ động (hoạt động tĩnh tại, ít vận động cơ bắp), (chiếm khoảng 90%).

  1. HẬU QUẢ CỦA BÉO PHÌ

- Nguy cơ cao mắc các bệnh nguy hiểm: Đái tháo đường, bệnh tim mạch, rối loạn hô hấp, hen phế quản, bệnh khớp, rối loạn mỡ máu…

- Trẻ em bị béo phì có nguy cơ :

+ Bị béo phì khi trưởng thành và mang những biến chứng của người lớn béo phì 

+ Dậy thì sớm → Lùn khi trưởng thành.

+ Hậu quả về tâm lý: Tự ti, mặc cảm, ngại tiếp xúc, bị chêu chọc ít hòa nhập với bạn bè → do đó ảnh hưởng đến sinh hoạt và học tập…

- Giảm tuổi thọ từ 6 - 8 năm…

  1. NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ

- Dinh dưỡng hợp lý

- Tăng cường hoạt động thể lực

- Đảm bảo sự tăng chiều cao theo tuổi, duy trì một mức độ tăng cân tối thiểu hoặc không tăng cân

- Chú trọng đến sự hợp tác của gia đình.

  1. HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ BÉO PHÌ

- Khống chế các bệnh cơ bản như hen, rối loạn mỡ máu, ĐTĐ…

- Giải thích về tính chất có hại cho sức khỏe của béo phì và các bệnh liên quan  

  đến lối sống

- Cấm các loại nước hoa quả, nước giải khát – tạo thói quen dùng trà (trà xanh, 

  trà đen, trà ô long…) và dùng nước trắng để giải khát. 

- Nếu trẻ > 2 tuổi nên sử dụng sữa gầy ít chất béo

- Chế độ ăn cân đối hợp lý, đủ năng lượng, chất đạm, chất béo, vitamin và

muối khoáng theo nhu cầu lứa tuổi.Hạn chế món ăn quay, xào; nên hấp, luộc.

- Ăn cơm đều đặn 3 bữa/ngày và ăn vặt 1 lần/ ngày, không bỏ bữa, không

để trẻ bị đói.

- Nghiêm cấm không được vừa xem ti vi vừa ăn quà vặt.

- Không nên dự trữ thức ăn giàu năng lượng ở nhà

- Cố gắng cho trẻ ăn rau, trái cây tươi, và những thức ăn giàu chất xơ.

- Không để trẻ ăn nhiều bánh kẹo, đồ ngọt.

- Kiểm tra trọng lượng cơ thể định kỳ, ghi chép lại thành bảng, biểu

- Tránh sử dụng thang máy, thang cuốn, mà sử dụng thang bộ.

- Giúp đỡ việc nhà, dọn dẹp xung quanh, tránh không nằm lăn lê.

- Chơi đùa ngoài trời cùng bạn bè sau giờ học

- Chú ý không chơi game hay xem ti vi quá nhiều (không quá 02 tiếng/ngày)

- Sáng dậy sớm. Không ăn trước khi đi ngủ hoặc ăn đêm

- Trong giờ nghỉ giải lao ở trường, nên ra ngoài chơi các trò vận động cơ thể

- Tăng cường vận động: Bơi, nhảy dây, đi bộ, bóng đá, đi xe đạp…

- Khuyến cáo nên cho trẻ tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, lựa chọn môn 

  thể thao phù hợp với sức khỏe và thời gian của trẻ. 

  1. PHÒNG BỆNH

- Theo dõi cân nặng, chiều cao để phát hiện sớm tình trạng thừa cân

- Đối với trẻ nhỏ: Nuôi con bằng sữa mẹ, cho ăn bổ xung hợp lý, tạo thói quen ăn rau từ bé, không  cho trẻ ăn bánh kẹo, uống nước ngọt.

- Trẻ lớn: Xây dựng nếp sống lành mạnh, ăn uống hợp lý. Năng vận động và luyện tập thể dục, thể thao.

Bài viết được tổng hợp trình bày bởi Trưởng khoa Dinh dưỡng - Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới

Trên đây là những thông tin về bệnh béo phì ở trẻ em mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hãy thường xuyên theo dõi Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam Cu Ba Đồng Hới để cập nhật những tin tức có giá trị góp phần bảo vệ sức khỏe của bạn và những người thương yêu bên cạnh các bạn.

Bạn có thể nhận tư vấn dinh dưỡng trực tiếp tại khoa Dinh Dưỡng, tầng 1 khu nhà 5 tầng.